Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng

Một kỷ nguyên mới cho cây dừa Việt Nam sẽ được mở ra, để cây dừa ngày càng đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống nhân loại. Để đạt được mục đích ấy, việc quan tâm nghiên cứu, đánh giá giá trị và xác định tiềm năng của cây dừa là hết sức cấp bách và thiết thực. Hãy bắt đầu với tương lai của cây dừa Việt Nam bằng một sự quan tâm đúng cách và đúng mức.

Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng

Các đại biểu tham dự hội thảo ngày 29/8/2014 1. Gắn bó hàng ngàn năm với hơn 20 quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cây dừa là hình ảnh quê hương, là biểu tượng văn hóa từ tâm linh đến sinh hoạt đời thường của hàng trăm triệu người trên thế giới. Hệ giá trị Đông Á chịu ảnh hưởng của Nho học từ ngàn xưa đã khuôn đúc đức tính quân tử của những loại cây cỏ, hoa lá phương Bắc như tùng, bách, mai, lan, cúc, trúc. Những loài thực vật - biểu tượng ấy đã chế ngự tâm thức truyền thống của người Việt Nam cho đến khi chúng ta nhận thức được sự tồn tại của cây dừa - một thứ biểu tượng mới. Tuy chưa được gọi tên chính thức nhưng cây dừa đã hiện diện trong văn học và nghệ thuật vùng đất trồng dừa (Nam Trung Bộ và Nam Bộ) như những biểu tượng của sự hiên ngang, dũng mãnh, tinh thần quật khởi của người chiến sĩ, của người dân cứu nước, là dáng đứng của những cô gái Bến Tre vừa gẫn gũi thướt tha vừa kiên cường dũng mãnh. Trong chiến tranh vệ quốc, dừa còn là vũ khí, dừa còn là chiến sỹ, đã cùng đồng bào ta lập nhiều chiến công hiển hách. Bằng sự mưu trí, chỉ môt trái lựu đạn và một lá cờ giải phóng đặt trên ngọn dừa, du kích Bế n Tre đã diệt được một máy may trực thăng của Mỹ. Năm 1960, bằng chiếc bè với hàng trăn cây dừa, lợi dụng thuỷ triều, cũng du kích Bến Tre đã phá sập chiếc cầu Bình Chánh, con đường huyết mạch giao thông trong khu vực. Dừa đã đi vào nhận thức của cư dân phương Nam như những - người bạn, người bảo vệ, người chiến sĩ, với thế đứng hiên ngang cùng bão táp của cuộc đời, là hình ảnh quê hương thân thiết của bất cứ ai dẫu chỉ một lần xa quê. Cũng bằng cách ấy, dừa đã đi vào văn học và nghệ thuật, đọng lại ở những áng văn thơ thanh khiết, sang trọng nhưng cũng không mất đi nét mộc mạc, gần gũi. Ở đâu đó trên dải đất Việt Nam, cây dừa đã thay thế cây tùng hay bách để ngự trị trong tâm hồn ngƣời dân Việt. Ở đâu đó, người ta bắt gặp hình ảnh cây dừa cùng những loài sinh vật quen thuộc như hoa sen, cành tre, giỏ cua hay bầy vịt cỏ trong các tác phẩm nghệ thuật hay điệu khắc dân gian, trong gian thờ gia đình hay ở các đình, miếu. Ở một chừng mực nhất định, cây dừa đã và đang trở thành một thứ biểu tượng. Cây dừa cũng đã chiếm một vị trí không nhỏ trong tâm thức của người Việt Nam. Không chỉ là hình ảnh quê hương đất nước, không chỉ là thời khắc giao thừa, không chỉ là mâm ngũ quả ngày Tết mà còn rất gần gũi, từ miếng ăn, giấc ngủ tới bóng mát tuổi thơ cùng những trò chơi con trẻ, dừa còn xuất hiện rất êm đềm, gần gũi nhưng không kém phần quý phái trong thơ ca, hò vè, trong tranh dân gian Đông Hồ, trong ngạn ngữ ca dao v.v.. Hẳn trong chúng ta, ít ra cũng đã một được lần nghe tới câu nói: “Lành làm gáo, vỡ làm muôi” mỗi khi ông cha ta dạy con cháu làm người. Chiếc bánh gai truyền thống luôn có mặt trong những ngày giỗ chạp, Tết lễ, với hương vị dừa độc đáo đã là đặc sản của nhất nhiều vùng miền trong cả nước như làng Giá, Ninh Giang, Tứ Trụ, Bình Định. Đặc biệt hơn nữa, dừa còn dùng làm tên một địa danh, một cửa ô mang tầm chiến lược hết sức quan trọng từ ngàn đời nay của thủ đô ngàn năm văn hiến nước ta, đó là Ô Chợ Dừa, nơi mà cây dừa được trồng từ thời Lý Nam Đế cho xây dựng thành Tô Lịch. Nằm sâu trong lòng đất, những chiếc sọ dừa, thân cây dừa, đã minh chứng cho chúng ta những giá trị văn hoá lâu đời từ những di chỉ khảo cổ thuộc văn hoá Hoà Bình, Đông Sơn, Óc Eo và ngay cả thời kỳ tiền Thăng Long để khẳng định lại một lần nữa tại sao lại có địa danh Ô Chợ Dừa được tồn tại cho đến ngày nay. Có bài hát ví cây dừa thướt tha như dáng người phụ nữ đã đi vào lòng người và làm nên hình ảnh của một địa phương để giờ đây nơi ấy xứng đáng là thủ phủ của cây dừa Việt Nam với ngành công nghiệp chế biến dừa hiện đại, phát triển vào hàng bậc nhất Việt Nam và khẳng định vị trí của sản phẩm dừa Việt Nam trên thị trường thế giới, ấy bài hát “Dáng đứng Bến Tre” của nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý. Lê Anh Xuân cũng có bài “Dừa ơi” với tứ thơ mê hoặc lòng người: “Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ/Dừa ru tôi giấc ngủ trẻ thơ”... 2. Với gần 150.000ha, đứng thứ tư sau cao su, điều và cà phê, không trồng thành đồn điền, trang trại. Khoảng 20 triệu cây dừa đứng ở quanh nhà, vườn nhà, dọc đường đi, trên những kênh mương, những con đê vì lợi ích thiết thực của nó. Từ ngàn xưa, dừa đã phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, ngày nay dừa đang lãnh thêm một sứ mạng là phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến dừa hết sức non trẻ đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Tuy là loại cây trồng truyền thống, nhưng cây dừa gần như chưa được quan tâm biết đến. Từ sự trăn trở rất lớn và bằng sự nỗ lực nhiều tháng năm của các chuyên gia về dừa ở Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, đến tháng 5/2011, một số giống dừa mới chính thức được đưa vào danh mục giống cây trồng quốc gia. Khi được đầu tư nghiên cứu đúng mức, chúng ta tin rằng lợi ích của cây dừa không chỉ nằm ở những sản phẩm cụ thể mà còn cả từ giá trị vô hình của nó nữa. Giá trị vô hình của dừa không chỉ là văn hoá, không chỉ là lịch sử mà còn có tác dụng rất lớn trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt như hiện nay. Với bộ rễ chùm, mềm dẻo như lớp lưới, dừa được trồng ven kênh rạch, bờ ao để giữ đất, chống sạt lở. Ngoài ra, bộ rễ ấy còn có tác dụng rất tốt cho việc giữ ổn định mạch nước ngầm bởi sự chống thoát hơi nước trên bề mặt trái đất đồng thời bổ sung thêm nguồn nước ngầm, chống được ngập úng trong mùa mưa lũ. Cấu tạo dạng thùy lông chim, lá dừa mềm mại, có tác dụng đảo chiều và giảm được nộ cuồng của gió trong mùa giông bão. Hơn nữa, lại là loại cây thích nghi với điều kiện ngập mặn, nên cây dừa được chọn là cây thay thế những loại cây trồng khác trong điều kiện biến đổi khí hậu bới nước biển ngày càng dâng cao, bão lũ ngày càng nhiều. Chính vì thế, không riêng gì ở các nước, cây dừa ở Việt Nam cũng ngày được quan tâm nhiều hơn bởi những giá trị thiết thực của nó. Là loại cây đơn trục, dừa không chiếm nhiều diện tích như những loại cây trồng khác, nên ông cha ta xưa có câu: “Thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau”. Bởi bình quân, từ 26 đến 30 ngày, dừa cho ra một bông, hay nói cách khác là một quày dừa, kèm theo một tàu lá, có nghĩa là nếu được trồng quanh nhà, dừa sẽ đem lại cho ta một lợi ích đáng kể, từ thức ăn đến những vật dụng cũng như chất đốt. Do cấu tạo xương lá dẻo, mềm, nên sóng lá dừa đã được dùng làm chổi quét sân, làm rế lót nồi, lá dừa ngày xưa còn được dùng để lợp nhà, làm đuốc thắp sáng trong đêm tối, thân lá được làm chất đốt. Trái dừa, ngoài việc làm thức ăn, bánh kẹo, còn có thể chiết xuất thành dầu dừa. Dầu dừa là một loại dược liệu quý có tác dụng tẩy độc, tăng đề kháng cho cơ thể, mau lành da, chống rụng tóc. Nước dừa ngoài giải khát, còn là một loại huyết thanh thiên nhiên có thể truyền vào máu cho thương binh ngoài mặt trận. Than gáo dừa có thể chế biến thành than hoạt tính, thuốc trị bệnh nhiễm trùng đường tiêu hoá. Với nhiều công dụng như vậy, cây dừa xứng danh với tên gọi “Cây của sự sống”. Ở Việt Nam, dừa có mặt trong danh mục cây công nghiệp lâu năm, nhưng chưa phải là cây đem lại nguồn ngoại tệ lớn, nên chưa được các cơ quan, ban ngành chú ý, cũng chưa được chính phủ quan tâm đúng mức. Tỉnh Bến Tre, với diện tích trồng dừa lớn nhất nước, đặc biệt có ngành công nghiệp chế biển dừa phát triển khá ổn định và bền vững, đã được UBND tỉnh có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho cây dừa và cấp kinh phí để Hiệp hội Dừa Bến Tre hoạt động. Miền Trung thì Khánh Hòa đang xây dựng thương hiệu cho dừa Ninh Đa. Huyện Hoài Nhơn, nơi nổi tiếng bởi địa danh dừa Tam Quan Bình Định thì đang chờ giấy phép thành lập Hội Dừa Hoài Nhơn. Hiệp hội Dừa Việt Nam được thành lập từ sự trăn trở làm thế nào nâng cao được đời sống của người nông dân trồng dừa và các cơ sở sản xuất kinh doanh những sản phẩm từ dừa tồn tại và phát triển và làm thế nào để khai thác hết giá trị thực của cây dừa, từ hữu hình tới vô hình. 3. Hội thảo quốc tế: “Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng” hôm nay tập trung nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã có những nghiên cứu, những trăn trở với dừa, những trải nghiệm rất thực để chúng ta có được 44 bài tham luận đắt nhất, để chúng ta có thêm minh chứng cho giá trị rất thực của dừa mà ít được ai biết đến. Hội thảo quốc tế về cây dừa Việt Nam hôm nay sẽ là điểm tựa, sẽ là dấu son cho sự định hướng chiến lược phát triển của cây dừa Việt Nam trong thế kỷ mới, thế kỷ của kinh tế dịch vụ, của ngành công nghiệp xanh, công nghiệp không khói. Bằng sự nỗ lực rất lớn của mình, Hiệp hội Dừa Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cùng sự phối hợp và hỗ trợ của UBND tỉnh Bến Tre, của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre, của Cục Chế biến Nông Lâm Thuỷ sản và Ngành Muối - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng sự đóng góp của nhiều đơn vị khác để triển khai có hiệu quả hội thảo ngày hôm nay. Chương trình hội thảo sẽ được diễn ra trong hai: ngày 29 tại thành phố Hồ Chí Minh và ngày 30 sẽ đi thực tế đến các đơn vị sản xuất và điểm du lịch Dừa tại Bến Tre và tọa đàm với các nhà quản lý, nhà khoa học tại địa phương. Một kỷ nguyên mới cho cây dừa Việt Nam sẽ được mở ra, để cây dừa ngày càng đóng góp nhiều hơn cho cuộc sống nhân loại. Để đạt được mục đích ấy, việc quan tâm nghiên cứu, đánh giá giá trị và xác định tiềm năng của cây dừa là hết sức cấp bách và thiết thực. Hãy bắt đầu với tương lai của cây dừa Việt Nam bằng một sự quan tâm đúng cách và đúng mức. BAN TỔ CHỨC Bài đăng trong: Kỷ yếu Hội thảo quốc tế "Cây dừa Việt Nam - Giá trị và tiềm năng", do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh in và phát hành tháng 8 năm 2014.

Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com