Làm việc với Tỉnh Bến Tre về việc tham dự: Hội nghị COOTECH lần thứ 44 tại Thái Lan

Ngày 2-7-2010, Hiệp hội dừa Việt Nam có buổi làm việc vớiBến Tre về việc chuẩn bị tham dự Hội nghị COOTECH lần thứ 44, diễn ra từ ngày 5đến 9-7-2010, tại Khách sạn Imperial Boat House Resort & Spa ở đảo Samui(Thái Lan) với chủ đề: “Phát triển công nghệ mới cho một nền kỹ nghệ dừa mangtính cạnh tranh và bền vững”

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam Nguyễn ThịKim Thanh, cho biết: “Trong Hội nghị COOTECH lần này, Hiệp hội dừa Việt Nam sẽgiới thiệu mục đích ra đời của Hiệp hội dừa Việt Nam, để cho bạn bè trên thếgiới biết về thế mạnh của ngành sản xuất dừa ở Việt Nam. Đồng thời phối hợp vớiVOCARIMEX, các tổ chức, các công ty, các hiệp hội có liên quan đến ngành dừatrong nước để đề xuất ý kiến mời thành viên các nước tham gia giao lưu văn hóa,giới thiệu những sản phẩm, máy móc thiết bị phục vụ ngành dừa tại Việt Nam năm2011”.

ImageSản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa. (Ảnh PLHH) 

Cũng tại buổi làm việc với Bến Tre, theo bà Kim Thanh, trong khuôn khổ Hội nghị COOTECH lần thứ 44, còn có Lễ hội dừa và Chương trình trình tham quan một số mô hình trang trại, một số nhà máy chế biến dừa tại Thái Lan. Hiệp hội dừa Việt Nam muốn mời Bến Tre tham gia phần giao lưu văn hóa và giới thiệu sản phẩm từ dừa (Giao lưu văn hóa như: Tìm hiểu cội nguồn của cây dừa Bến Tre, dừa trong đời sống của người Bến Tre, dừa trong thơ ca – hò – vè ở Bến Tre, dừa trong hội họa của Bến Tre, dừa trong ẩm thực ở quê hương Đồng Khởi - Bến Tre… Qua đó, Bến Tre khẳng định thế mạnh về cây dừa ở quê hương mình, đồng thời góp phần thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của người nước ngoài khi nói đến Việt Nam và nói đến Bến Tre. Sau phần giao lưu văn hóa là giới thiệu các sản phẩm từ dừa tại Bến Tre).

Nội dung thứ 2 tại buổi làm việc là bà Kim Thanh muốn định hướng lại ngành hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa, nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế từ dừa. Đồng thời, Hiệp hội dừa Việt Nam muốn phối hợp với Trung tâm khuyến công tỉnh Bến Tre thực hiện hội thảo xây dựng chương trình đào tạo về ý tưởng và thiết kế sản phẩm từ dừa.

ImageY phục được làm bằng chỉ xơ dừa. (Ảnh T.Hiền)

Nội dung mà Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam muốn nhấn mạnh tiếp theo, là xây dựng thí điểm mô hình du lịch dừa Việt Nam trong chương trình du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Bến Tre. Xây dựng kịch bản: Du lịch lữ hành (Giới thiệu về văn hóa, lịch sử các địa phương trong tỉnh Bến Tre). Du lịch cộng đồng (Tìm hiểu tập quán sinh hoạt và tham gia đời sống sinh hoạt hằng ngày của cư dân Bến Tre). Du lịch kỹ năng dành cho học sinh, sinh viên trong, ngoài tỉnh hiểu về đất nước và con người Bến Tre. Xây dựng thương hiệu cho các chủng loại sản phẩm từ dừa của Bến Tre đang có lợi thế trên thương trường. Đề nghị Bến Tre tiếp tục tăng cường mở rộng diện tích dừa, đặc biệt là phát triển cây dừa trong tình hình biến đổi khí hậu, Hiệp hội dừa Việt Nam sẽ phối hợp với Bến Tre thực hiện vấn đề này. Hiệp hội dừa Việt Nam, kêu gọi các nhà đầu tư ở Việt Nam (trong đó có Bến Tre nên đầu tư chế biến dừa ở nước ngoài vì đang có cơ hội thuận lợi). Vấn đề này, các doanh nghiệp ở Bến Tre đang xem lại.

Theo Chủ tịch Hiệp hội dừa Bến Tre Hồ Vĩnh Sang, để tham gia vào Lễ hội dừa tại Hội nghị COOTECH lần thứ 44, Bến Tre sẽ đem đi giới thiệu khoảng 10 sản phẩm từ dừa như: Kẹo dừa, thạch dừa, rượu dừa, cơm dừa nạo sấy, hàng thủ công mỹ nghệ … Phó Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ Thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Thủy, phấn khởi: “Tôi, rất tâm đắc các bộ thời trang được làm từ dừa (lá dừa, xơ dừa, hoa dừa, gáo dừa…). Tại Hội nghị COOTECH lần thứ 44 này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè trên thế giới biết về bộ sưu tập thời trang từ dừa của Bến Tre”.

Cũng liên quan đến cây dừa, Chủ tịch Hiệp hội dừa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thanh nhất trí hợp tác với Bến Tre về xây dựng kịch bản tổ chức Lễ hội dừa tỉnh Bến Tre lần thứ 3 vào năm 2012 với quy mô quốc gia (dự kiến sẽ mời một số nước trên thế giới có trồng dừa đến tham dự).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Văn Trọng cho biết: “Bến Tre, sẵn sàng tham gia Hội nghị COOTECH lần thứ 44, bởi vì đây là điều kiện để Bến Tre học hỏi kỹ thuật trồng dừa, kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ dừa, làm du lịch từ dừa tại Thái Lan. Qua đó, quảng bá hình ảnh cây dừa, thế mạnh từ ngành sản xuất dừa tại Bến Tre cho bạn bè quốc tế biết. Cũng từ hội nghị này, tôi tin rằng sẽ có nhiều đối tác ở nước ngoài đến Bến Tre để ký hợp đồng sản xuất các sản phẩm từ dừa, góp phần nâng cao mức sống cho nông dân trồng dừa ở Bến Tre. Tôi, rất hoan nghênh tinh thần hợp tác của VCA (Vietnam Coconut Association - Hiệp hội dừa Việt Nam), trong việc giúp Bến Tre xây dựng kịch bản Lễ hội dừa Bến Tre năm 2012 lên tầm cỡ quốc gia”.

Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com