BIẾN ĐỘNG GIÁ DỪA NGUYÊN LIỆU VIỆT NAM

Ngành dừa Việt Nam với hơn 200.000 hetta vùng nguyên liệu với sản lượng khai thác trung bình 2 triệu tấn mỗi năm trãi dài 25 Tỉnh từ Quảng Trị đến Cà Mau. Nếu như năm 2015, Việt Nam có 8 nhà máy sản xuất xuất khẩu, thì đến năm 2024 đã có 45 nhà máy sản xuất, gia công các sản phẩm từ dừa và liên quan đến dừa Việt Nam xuất khẩu. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đầu tư nhà máy công nghệ cao, đầu tư vùng nguyên liệu hàng chục ngàn hetta đạt các tiêu chuẩn quốc tế để phục phụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao đã khẳng được thương hiệu sản phẩm trên thị trước quốc tế như Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre – Betrimex, Công ty TNHH Sản xuất dừa Lương Quới, Công ty Cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre – Beinco, Công ty TNHH Thế Giới Việt – VietWorld, Công ty Cổ phần chế biến dừa Á Châu - ACP …


Ngành dừa Việt Nam và đà tăng trưởng từ năm 2018 sau những nỗ lực của Hiệp hội Dừa Việt Nam tham gia các hội chợ quốc tế và tham dự nhiều diễn đàn xúc tiến thương mại có trưng bày, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ngành dừa Việt Nam. Tín hiệu tin cậy của người nông dân trồng dừa dựa trên giá dừa nguyên liệu được thương lái thu mua tại vườn cho người nông dân. Thông thường, giá dừa nguyên liệu khu vực Miền Trung thường cao hơn giá dừa nguyên liệu khu vực Miền Nam (Đồng bằng sông Cửu Long) khoảng 10% do việc vận chuyển từ Miền Trung đi Trung Quốc gần hơn.

Giá dừa nguyên liệu mua tại vườn. Đơn vị tính / 1 trái

Khu vực2022202320242025
Dừa nguyên liệuDừa tươiDừa nguyên liệuDừa tươiDừa nguyên liệuDừa tươiDừa nguyên liệuDừa tươi
Miền Trung          6,000           4,000         9,000         10,000         18,000         17,000         19,000         18,000
Miền Nam          3,000           3,000         5,000           4,000         12,000         13,000         19,000         16,000

          

Giá dừa nguyên liệu tăng cao do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất:  Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm nắng nóng kéo dài, cây dừa nguyên liệu trổ bông trong thời tiết nắng nóng thường rụng trái. Nếu như thời gian trung bình từ lúc trổ hoa đến lúc thu hoạch trái thường 10 – 11 tháng, thì việc hạn hán, thiếu nước kéo dài làm thời gian thu hoạch thường 13 tháng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của việc thiếu nước sông Mê Kông làm tình trạng xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên và sâu hơn tại các Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã làm ảnh hưởng đến năng suất cho trái, chất lượng trái của cây dừa.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây dừa còn hạn chế, chỉ 20% người nông dân quan tâm chăm sóc cho cây dừa, bà con nông dân chưa quan tâm bón phân, theo dõi sâu bệnh và phòng ngừa sâu bệnh khoa học đã làm ảnh hưởng đến năng suất cây dừa. Việc xuất hiện sâu bọ cánh cứng Brontispa longissima, đuông dừa, hay sâu đầu đen lan rộng trongn thời gian gần đây đã làm giảm năng suất các vùng nguyên liệu của doanh nghiệp, giảm thu nhập của bà con nông dân.

Thứ hai: Các thương lái thu gom ngừa nguyên liệu để xuất khẩu dạng thô (dừa đã qua công đoạn làm khô) và dừa đã lột phần vỏ ( dừa còn nguyên sọ) đế xuất khẩu đi các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Camphchia và Thái Lan gia tăng cao. Thời gian cao điểm (khoảng quý II – quý III năm 2024) rất nhiều các xe thô sơ chở dừa qua các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Campuchia tại các Tỉnh, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và An Giang mỗi ngày. Việc xuất khẩu tiểu ngạch ồ ạt làm giá dừa nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy tăng cao, các công đoạn lột vỏ, sơ chế diễn ra tại nước ngoài làm thị trường mụn dừa, vỏ dừa và gáo dừa cũng tăng đồng loạt.

Các doanh nghiệp chế biến sâu ngành dừa từ Trung Quốc đã quan tâm đầu tư các nhà máy thu mua nguyên liệu, sơ chế như nước dừa cấp đông, nước cốt dừa cấp đông, vỏ dừa nguyên vỏ, để xuất khẩu sang các Tỉnh Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam … Trung Quốc, sau đó chế biến sâu để cho ra các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Thường các doanh nghiệp này tập trung tại Tỉnh Bến Tre để sử dụng các chỉ dẫn địa lý nguyên liệu xuất xứ từ Bến Tre – Việt Nam.

Thứ ba: Với sự đồng hành của các cơ quan truyền thông, việc sử dụng các sản phẩm từ dừa, các sản phẩm có nguồn nguyên liệu liên quan đến dừa cũng tăng cao. Các doanh nghiệp thương mại nhanh chóng gia nhập thị trường để kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và gia công sản phẩm để cung cấp vào thị trường đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Năm 2023, Mỹ chấp thuận cho trái dừa tươi Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào thì trường Mỹ với một số rào cản kỹ thuật nhất định đã tạo nên làn sóng thương mại của các doanh nghiệp nông sản quan tâm đến sản phẩm dừa tươi xuất khẩu. Tháng 8 năm 2024, Trung Quốc chính thức chấp thuận cho trái dừa Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch làm bùng nổ nhiều sự kiện kết nối, giao thương của các đoàn doanh nghiệp hai nước và truyền thông Trung Quốc quan tâm đánh giá cao chất lượng trái dừa Việt Nam. Từ đó, trái dừa Việt Nam và các sản phẩm ngành dừa Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm các quốc gia khác, tạo làn sóng domino hưởng ứng, tìm kiếm của các thị trường khác như Trung Đông và Châu Âu.

Xuất khẩu dừa tươi là tín hiệu đáng mừng, nhưng bên cạnh đó, dừa nguyên liệu (dừa khô) cũng đồng loạt được xuất khẩu ồ ạt lại là tín hiệu đáng lo ngại. Nguồn nguyên liệu tại chỗ không ổn định nên một số nhà máy lớn, nhiều doanh nghiệp ngành dừa bắt đầu chuyển kế hoạch đầu tư sang các quốc gia khác trong khu vực.

Tình hình giá dừa tại các quốc gia khác cũng tăng mạnh như Thái Lan, Malaysia, Philippine và Indonesia. Theo nhận định của Cộng đồng Dừa Quốc tế - ICC, một số nguyên nhân tương tự như tình hình tại Việt Nam như biến đổi khí hậu, thời tiết, thiếu phân bón chuyên dùng cho cây dừa và thiết các chuỗi liên kết cung ứng được vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, một số quốc gia có ngành nông nghiệp dừa phát triển đã có nhiều mô hình liên kết vận hành hiệu quả góp phần giữ chân các nhà đầu tư như Philippine, Indonesia … với các chương trình hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ phân bón … từ các nguồn quỹ thu được do Hiệp hội Dừa quốc gia thành lập.

Giá dừa tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho bà con nông dân, nhưng lại khó khăn cho doanh nghiệp chế biến sâu khi họ khó khăn tăng giá sản phẩm trên thị trường quốc tế trong khi họ mới là nguồn tiêu thụ ổn định và lâu dài và bền vững nhất cho bà con nông dân. Hiệp hội Dừa Việt Nam đã nắm bắt thông tin, diễn biến từng khu vực và đề ra nhiều kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế thất thoát nguyên liệu, bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích bền vững cho bà con nông dân. Từ ngày 16/06/2025, giá dừa nguyên liệu có xu hướng giảm tạm thời khoảng 30%, do nguồn dừa nguyên liệu nhập khẩu từ Indonesia và thông tin Hiệp hội Dừa Việt Nam trình chính phủ áp thuế đối với dừa nguyên liệu xuất khẩu thô làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu e ngại ký các đơn hàng lâu dài, bên cạnh đó, bước vào mùa mưa nên tình trạng hạn hán và xâm nhập mặt đã giảm, năng suất dừa cao hơn. Nhận định, việc giảm giá tạm thời, cần có nhiều kế hoạch cụ thể để hỗ trợ người nông dân và không tác động đến thị trường.

Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com