Hiệp Hội Dừa Việt Nam làm việc tại Sóc Trăng

Ngày 16/03/2016 Ông Cao Bá Đăng Khoa – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam đến làm việc tại Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh tại ấp Tổng Cáng, xá Liêu Tú, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Cùng với đoàn có Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng – chuyên gia về lĩnh vực cây có dầu và Thạc sĩ Ngô Kiều Dương – Viện Nghiên Cứu Dầu và Cây Có Dầu (IOOP), cùng một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ dừa.

Image title

Buổi làm việc của Hiệp HỘi Dừa Việt Nam

Tiếp đoàn có Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh và các kỹ sư, ban thường trực hiệp hội.

Tại buổi làm việc, Ông Cao Bá Đăng Khoa trình bày sơ nét về mục tiêu ưu theo chỉ đạo của chủ tịch Hiệp Hội Dừa Việt Nam là ưu tiên xây dựng vùng nguyên liệu dừa và phủ xanh cây dừa trên vùng đất mặn. Đại diện (IOOP) giới thiệu về đề án nghiên cứu cây dừa trên vùng đất mặn mà Viện đang thực hiện triển khai tại tỉnh Bến tre và một số nơi khác.

 Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh giới thiệu sơ nét về vị trí địa lý, một số điều kiện thời tiết khí hậu và tình hình nuôi trồng thủy sản của các thành viên Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh cũng như bà con trong khu vực. Theo đó, Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh có 165 hội viên với diên tích đất nuôi tôm là 2.600 hecta vùng nuôi tôm chuyên canh, trong đó hầu hết là vùng nước mặn với độ cao hầu như quanh năm. Người dân sống bằng nghề nuôi tôm chuyên canh, gần đây thường hay mất mùa. Với điều kiện thuận lợi hiện nay, các vuông tôm với bờ ngăn có chiều rộng 5m đến 9m  trên diện tích rộng lớn hiện đang để trống gần như hoan toàn. Việc chăm sóc và làm việc vủa bà con nông dân trong cái nắng nóng rất vất vả.

Image title

Vùng nuôi tôm chuyên canh, các bờ đất trống 

Sau khi khải sát thực tế một số nơi với độ mặn khác nhay, Ths Ngô Kiều Dương đã thu thập mẫu đất, mẫu nước từng nơi để Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu thực hiện thí nghiệm cụ thể làm cơ sở đánh giá độ thích nghi và sinh tồn của cây dừa. Đánh giá tình hình thực tế, Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng nhận xét, loại đất sau mỗi lần xử lý đáy ai vuông tôm hiện nay là loại đất có rất nhiều chất dinh dưỡng cho nhiều loại cây trồng phát triển, đều kiện khó khăn hiện nay là lai tạo giống dừa có bộ rễ, và sức chịu đựng phù hợp với vùng đất có độ mặn cao, nước tưới nhiễm mặn hoàn toàn. Đây cũng là dự án nghiên cứu mục tiêu của IOOP hiện nay.

Ông Cao Bá Đăng Khoa đề xuất phương hướng cụ thể như sau:

Đề ra mục tiêu phủ xanh vù đất mặn khắc nghiệt, góp phần chuyển đổi lục đích canh tác và giảm tỷ lệ xâm nhậm mặn tăng cao hiện nay là mục tiêu đầu tiên của cây dừa trên vuông tôm.

 IOOP hỗ trợ cây giống dừa chịu mặn đang nghiên cứu (khoảng 100 cây) và phối hợp cùng Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh trồng thử nghiệm trong thời gian tới khi mưa bắt đầu. Trong quá trình trồng thử nghiệm cũng là thời gian nghiên cứu thực tế để hoàn chỉnh hơn đề án và thực tế hóa việc đưa tiến bộ khoa học đến với người dân theo mục tiêu của Viện hiện nay.

Các bên phối hợp xây dựng chương trình cụ thể về cây dừa trên vùng đất mặn chuyên canh nuôi tôm hiện nay để thực hiện các bước tiếp theo như tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa cho bà con nông dân. Phối hợp tổ chức các hội thảo khoa học về cây dừa trên vùng đất mặn và vùng chuyên canh nuôi tôm. Xây dựng các mô hình kiểu mẫu để khi đề án thành công là nơi học tập kinh nghiệm phát triển nhân rộng ra các địa phương khác như Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh … Nếu đề án thành công là đã hình thành vùng nguyên liệu, Hiệp Hội Dừa Việt Nam sẽ giới thiệu các doanh nghiệp, nhà đầu tư ký thỏa ước bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con.

Image title

Đoàn đi khảo sát thực tế và lấy mẫu đất, mẫu nước.

Đề nghị Hiệp Hội Tôm Mỹ Thanh sớm báo cáo các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ kịp thời để chương trình thành công.

Đoàn cũng đã đi thăm một số hợ dân đã trồng dừa tại đây và nghe chia sẽ những kinh nghiệm về cây dừa với sức chịu mặn, sức đề khác sâu bệnh và khả năng cho trái kh độ mặn tăng cao nhất, mặc dù giống dừa bà con trồng là giống dừa không cho năng suất cao, nhưng cũng đã đáp ứng phần nào về nhiệm vụ phủ xanh vuông tôm và chứng minh khả năng thích nghi, chịu mặn của cây dừa.

Image title

Ts. Bích Hồng xem cây dừa do bà con đã trồng.

Image title

Image title

Image title


Thành viên tiêu biểu

Thăm dò ý kiến

Theo bạn sản phẩm dừa Bến Tre hiện như thế nào?

Đăng ký nhận email

Nhập email của bạn để nhận thông tin từ Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Hủy đăng ký

Thống kê truy cập

Số người trực tuyến: 10
Lượt truy cập: 50
Hiệp Hội Dừa Việt Nam
Tầng 18, Tòa nhà Indochiana Park Tower. Số 4, Đường Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Việt Nam
0903 392 782 - (08) 3510 0246
Trang thông tin thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam. Ghi rõ nguồn khi phát hành lại thông tin từ website.
Thiết kế bởi : Viễn Nam
Địa chỉ: 347/28 Lê Văn Thọ, Phường 09, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (08) 62954528 - 6257 6674 - 6257 6739 - Website: www.viennam.com